
I . MÔI TRƯỜNG LAO ĐỘNG :
Môi trường lao động là tất cả các yếu tố, điều kiện tại nơi làm việc của người lao động ảnh hưởng đến năng suất lao động, sức khỏe người lao động trước mắt cũng như lâu dài có thể gây các bệnh, tật cho người lao động .
Một số yếu tố cần được quan tâm :
- Yếu tố vi khí hậu
- Yếu tố vật lý
- Yếu tố hoá học
- Yếu tố sinh học
- Bụi : hữu cơ , vô cơ , vi sinh …
- Các yếu tố ergonomie và
- Tâm sinh lý lao động .
1. Yếu tố vi khí hậu: Nhiệt độ, ẩm độ , tốc độ gió, bức xạ nhiệt .
Đó là trạng thái lý học của không khí, trong khoảng không gian thu hẹp tại nơi làm việc bao gồm nhiệt độ, ẩm độ, sự chuyển động của không khí, bức xạ nhiệt .
Các yếu tố nầy phải đảm bảo ở giới hạn nhất định, phù hợp với sinh lý của con người .
§ Nhiệt độ :
- Nhiệt độ nóng : là nơi có nhiệt độ hơn 32oC ( lao động nhẹ 34oC, lao động nặng 30 oC )
Nhiệt độ cao hơn tiêu chuẩn cho phép sẽ làm ta mau mệt mỏi, suy nhược cơ thể ảnh hưởng thần kinh, tim mạch, huyết áp, tăng tiết mồ hôi gây rối loạn nước điện giải, say nóng, say nắng có thể dẫn đến tử vong .
Các ngành nghề đúc, lò hơi, nấu thủy tinh, thực phẩm, nấu nhựa đường, luyện cán thép … thường có nhiệt độ rất cao .
Nhiệt độ cao cũng làm các hoá chất dễ bốc hơi gây ngộ độc cấp tính .
- Nhiệt độ thấp là nơi có nhiệt độ thấp hơn 18oC, lạnh cũng ảnh hưởng sức khỏe làm phỏng da do lạnh , tê cóng tay chân , thấp khớp , khô niêm mạc, cảm lạnh , viêm hô hấp rất nguy hiểm. Làm việc trong điều kiện thời tiết lạnh , các kho lạnh , các xí nghiệp đông lạnh … phải đảm bảo mặc đủ ấm .
§ Bức xạ nhiệt :
Là các tia nhiệt phát ra từ nguồn các vật nóng và được các vật thể nơi làm việc hấp thụ biến năng lượng bức xạ nhiệt thành nhiệt năng làm nóng lên môi trường làm việc ,
§ Am độ :
Độ ẩm cao làm phát triển vi sinh vật, nấm mốc, làm dễ mắc các bệnh ngoài da, viêm hô hấp, lao phổi….
Nhiệt độ cùng ẩm độ lớn gây rối loạn thân nhiệt, gây mệt mỏi khó chịu, say nóng. Một số bệnh mản tính gia tăng như hen suyển, thấp khớp, viêm loét dạ dầy tá tràng, viêm dây thần kinh toạ, viêm mủi xuất tiết, viêm họng, viêm phổi ….
§ Tốc độ gió :
Do sự chênh lệch nhiệt độ không khí sẽ di chuyển từ nơi có nhiệt độ cao sang nơi có nhiệt độ thấp, gió nhân tạo do quạt .
Nếu gió mạnh có thể bị cảm lạnh .
Làm việc trong môi trường thiếu gió sẽ dễ bị mệt mỏi , say nóng , nhiễm các hơi khí độc .
Gió góp phần vào việc điều hoà thân nhiệt , ảnh hưởng sức khỏe và khả năng lao động . Nơi làm việc không thông thoáng dễ làm tích tụ độc chất .
2. Yếu tố vật lý:
Trong lao động có rất nhiều yếu tố vật lý ảnh hưởng đến sức khỏe người lao động : tiếng ồn , điện từ trường , rung động , áp suất , ánh sáng là các tác nhân gây nhiều tổn thương thực thể cho người lao động gây những bệnh nghề nghiệp để lại các di chứng suốt đời .
§ Ồn :
Tiếng ồn do các máy móc có công suất lớn, tiếng đập , gò , dệt , cán thép… gây căng thẳng , mệt mỏi, suy nhược thần kinh , tăng nhịp tim , nhịp thở huyết áp , rối loạn tiêu hoá , rối loạn giấc ngủ , giảm khả năng tập trung …. làm cho người lao động dễ gặp tai nạn , giảm năng xuất lao động và gây điếc vĩnh viễn ( > 85 dBA ) là bệnh nghề nghiệp . Gặp nhiều hiện nay ở các xí nghiệp dệt, xí nghiệp gổ , nhà máy thép , cơ khí …
§ Rung chuyển :
Các thiết bị gây rung , sóc với tần số từ 250 -1500 lần / phút như cưa, mài, đánh bóng.… rung chuyển cục bộ hoặc toàn thân .
Anh hưởng lên hệ xương khớp gây thoái hoá, biến dạng khớp cổ tay , cử động khó khăn
Rối loạn vận mạch , ngón tay tái nhợt , lạnh , ngoài cơn kịch phát ngón tay trở nên nóng , xanh tím .
Tổn thương thần kinh , gây teo cơ , luôn trong tình trạng co cơ , cử động không theo nhịp….
Rung toàn thân có thể gây ra những thay đổi trong hệ thần kinh trung ương , hệ thần kinh thực vật, hệ tiền đình …
§ Điện từ trường :
Gây tác hại lên sức khoẻ, ảnh hưởng lên hệ thần kinh, huyết áp, tim mạch làm bỏng do điện từ .
§ Ap suất :
Thay đổi như thợ lặn sẽ gặp các tổn thương tiền đình, tai nạn thủng nhỉ và các rối loạn về sinh hoá huyết học khi giảm áp đột ngột…
§ Ánh sáng :
Là nhân tố quan trọng, thừa hoặc thiếu ánh sáng cũng sẽ không tốt và có thể gây các tổn thương ở mắt , da , cục bộ hoặc toàn thân .
- Làm việc lâu trong môi trường có độ chiếu sáng thấp sẽ gây mệt mỏi , giảm thị lực dẫn đến cận thị , loạn thị , thao tác không chính xác, giảm năng suất lao động , dễ gây tai nạn lao động , giảm tuổi thọ nghề nghiệp …
- Làm việc lâu trong môi trường có độ chiếu sáng quá cao sẽ gây chói mắt, tổn thương màng tiếp hợp , tiếp xúc lâu dài gây các tổn thương võng mạc đáy mắt .
Công việc thô sơ : 100 lux .
Phòng lm việc : 300 lux .
Công nhân KCS : 700 lux
- Khi ở ngoài nắng cường độ ánh sáng rất mạnh có thể gây viêm da, da khô và có thể cả ung thư da … ngoài ra còn có các tác động toàn thân .
3. Yếu tố hoá học:
- Các kim loại độc như : kẽm, đồng, chì, asen , thuỷ ngân … phát sinh từ quá trình nấu , luyện, đúc kim loại . Các chất khí CO,CO2 , NOX, SOX , HC ….
- Các dung môi hữu cơ phát sinh từ các cơ sở in , sản xuất giầy dép , các cơ sở sản xuất và sử dụng sơn như benzen , toluen ….
- Các loại hoá chất trừ sâu diệt cỏ từ các cơ sở sản xuất thuốc trừ sâu , sử dụng trong nông nghiệp ….
Có rất nhiều hóa chất, mỗi chất có tác dụng riêng và mỗi chất cũng có những độc tính riêng tuỳ theo nồng độ và hoạt chất, các chất hóa học sẽ ảnh hưởng trực tiếp lên sức khỏe hay tích lủy lâu dài gây bệnh mạn tính, ung thư, có những trường hộp tử vong. Các bệnh nghề nghiệp do hĩa chất được nhà nước qui định hiện nay: nhiễm hoá chất trừ sâu, nhiễm độc chì, nhiễm nicotin, benzen, thuỷ ngân , mangan , CO….
Hoá chất độc có thể ở trạng thái rắn , lỏng , khí , bụi và có thể gây hại cho người lao động dưới các dạng :
- Nhiễm độc qua hô hấp
- Nhiễm độc qua da .
- Ngộ độc qua đường ăn uống .
Tuy nhiên đa số trường hợp là nhiễm qua đường hô hấp ( > 90 % ) Một hoá chất có thể nhiễm qua một hoặc nhiều đường .
Các hoá chất được đào thải qua da, hô hấp , nước tiểu , tiêu hoá và tích lủy trong cơ thể .
Hoá chất độc thường được phân loại thành các nhóm sau :
- Độc tính của hoá chất đối với cơ thể .
- Các tính chất lý hoá .
- Chất ăn mòn , chất gây kích thích .
- Chất gây mẩn cảm, dị ứng .
- Chất gây ung thư .
- Chất gây biến đổi gen và sinh quái thai.
- Chất gây ảnh hưởng đến hệ sinh sản …
4. Yếu tố sinh học :
Trong môi trường lao động là nơi tập trung nhiều người , giao tiếp rộng là điều kiện thuận lợi cho vi sinh vật phát triển và lây lan, có nhiều bệnh lây lan qua đường hô hấp như lao phổi, viêm phổi, phế quản cấp hoặc mản tính … Nguồn truyền bệnh từ người và có những trường hợp từ súc vật như tại các xí nghiệp chăn nuôi, giết mổ và cả từ môi trường lao động độc hại như các công nhân tại các xí nghiệp công trình đô thị các bệnh viện truyền nhiễm. Đôi khi cũng có những dịch lớn như cúm, rubeolla , nhiễm trùng tiêu hoá ….
Các bệnh được qui định là bệnh nghề nghiệp hiện nay : HIV, HBV, HCV, Lao , Leptospira .
5. Bụi :
Bụi có nguồn gốc hữu cơ như : bụi động vật , bụi thực vật , các loại nấm móc và bào tử thường có thành phần phức tạp , khó xác định .
Bụi có nguồn gốc vô cơ như : bụi khoáng chất ( cát, đá, than đá …) bụi kim loại ( sắt , nhôm , kẽm ….)
Bụi sẽ gây các loại dị ứng cấp tính, mản tính, hen suyển , chàm , viêm da - niêm mạc . Đặc biệt nghiêm trọng là các bệnh bụi phổi , viêm phế quản và cả ung thư . Các hạt nhỏ có kích thước 0,5µ- 5µ sẽ vào tận các phế nan tích luỷ dần trong nhiều năm và gây bệnh nghề nghiệp . Bụi cũng có mang theo nhiều vi khuẩn , vi nấm siêu vi gây bệnh . Các nghề khai thác đá, đúc, than , mỏ , cao su , xây dựng có rất nhiều bụi .
Các bệnh được qui định là bênh nghề nghiệp hiện nay : bụi phổi silic , bụi phổi amiang, bụi phổi bông, viêm phế quản mản tính nghề nghiệp, hen suyển nghề nghiệp
6. Các yếu tố ergonomie và tâm sinh lý lao động .
§ Ergonomie :
Khi ra đời (1949) đã thừa hưởng nhiều thành tựu của sinh lý lao động , tâm lý lao động , vệ sinh lao động và nhiều khoa học kỹ thuật chuyên ngành khác. Để kiểm tra điều kiện lao động , phải có quan điểm ergonomie, nghĩa là yêu cầu phương tiện , phương pháp sản xuất , môi trường lao động cho phù hợp với các đặc điểm hình thái , sinh lý , tâm lý của con người để hoạt động có năng suất , an toàn và thoải mái , gò bó căng thẳng sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe , người lao động .
Tổ chức là một khoa học trong lao động , nếu ta tổ chức , sắp xếp không hợp lý như kém vệ sinh , không trật tự , ngăn nắp sẽ làm lao động không hiệu quả, kém chất lượng nhàm chán , gây căng thẳng mệt mỏi dễ gây tai nạn , bệnh tật và năng xuất, hiệu quả sẽ thấp .
Như vậy trong môi trường lao động có rất nhiều yếu tố nguy cơ, có tác động xấu đến sức khỏe, gây tai nạn , gây bệnh nghề nghiệp nên ta cần phải tổ chức công việc, tổ chức sản xuất hợp lý, trang bị đầy đủ bảo hộ lao động , kiến thức vệ sinh an toàn cho người lao động để phòng ngừa bệnh tật , tăng cường sức khỏe nơi làm việc .
§ Tâm sinh lý lao động :
Là những nghiên cứu về hoạt động thần kinh giác quan , nghiên cứu yếu tố tâm lý trong sản xuất và các đặc điểm tâm lý trong những quá trình lao động khác nhau .
Các yếu tố tâm lý xã hội .
Và cả các yếu tố thẩm mỹ như trang trí bố trí vật thể trong môi trường lao động
7. Quản lý các yếu tố nguy cơ , dự phòng và cải thiện các tác hại nghề nghiệp
Các yếu tố nguy cơ sẽ gây các tác hại nghề nghiệp và bệnh nghề nghiệp .
Phải thực hiện đúng các qui định về việc chăm sóc sức khoẻ người lao động , cải thiện môi trường lao động, đo kiểm, quan trắc môi trường, lập hồ sơ vệ sinh lao động, khám sức khoẻ và khám bệnh nghề nghiệp theo định kỳ … Đồng thời phải tuyên truyền giáo dục công nhân chấp hành tốt các nội qui về an toàn vệ sinh lao động .
Thực hiện tốt chương trình nâng cao sức khoẻ nơi làm việc .
I I . BỆNH NGHỀ NGHIỆP
1 .Định nghĩa :
Bệnh nghề nghiệp là bệnh phát sinh do điều kiện lao động có hại của nghề nghiệp tác động tới người lao động. Bệnh xảy ra từ từ hoặc cấp tính.
Một số bệnh nghề nghiệp không chữa khỏi và để lại di chứng.
Bệnh nghề nghiệp có thể phòng tránh được.
2.Các bệnh nghề nghiệp :
Nước ta tính đến nay theo thơng tư số 15 /2016/TT-BYT quy định về bệnh nghề nghiệp được bảo hiễm x hội l 34 bệnh .
Nhóm 1: Các bệnh bụi phổi và phế quản
1. Bệnh bụi phổi Silic nghề nghiệp .
2. Bệnh bụi phổi amiăng.
3. Bệnh bụi phổi bông.
4. Bệnh bụi phổi Talc
5. bệnh bụi phổi Than nghề nghiệp
6. Bệnh viêm phế quản mãn tính NN.
7. Bệnh hen phế quản NN.
Nhóm 2 : Các bệnh nhiễm độc nghề nghiệp
1. Bệnh nhiễm độc chì và các hợp chất chì .
2. Bệnh nhiễm độc Benzen và các chất đồng đẳng benzen.
3. Bệnh nhiễm độc Thủy ngân và các hợp chất thủy ngân.
4. Bệnh nhiễm độc mangan nghề nghiệp
5. Bệnh nhiễm độc TNT ( trinitrotoluen ).
6. Bệnh nhiễm độc Asen và các hợp chất Asen nghề nghiệp.
7. Bệnh nhiễm độc hóa chất bảo vệ thực vật.
8. Bệnh nhiễm độc nicotin nghề nghiệp .
9. Bệnh nhiễm độc Carbomonocit nghề nghiệp .
10. Bệnh nhiễm độc cadimi nghề nghiệp
11. Bệnh ung thư trung biểu mô nghề nghiệp (do tiếp xúc bụi Amiăng )
Nhóm 3 : Các bệnh NN do yếu tố vật lý
1. Bệnh điếc nghề nghiệp do tiếng ồn .
2. Bệnh giảm áp nghề nghiệp.
3. Bệnh nghề nghiệp do rung tồn thn .
4. Bệnh nghề nghiệp do rung cục bộ
5. Bệnh phóng xạ nghề nghiệp.
6. Bệnh đục thủy tinh thể nghề nghiệp
Nhóm 4 : Các bệnh da nghề nghiệp
1. Bệnh nốt dầu nghề nghiệp.
2. Bệnh sạm da NN .
3. Bệnh vim da tiếp xc nghề nghiệp do Crom .
4. Bệnh da nghề nghiệp do tiếp xúc môi trường ẩm ướt và lạnh kéo dài
5. Bệnh da nghề nghiệp do tiếp xc với cao su tự nhin, hĩa chất phụ gia cao su .
Nhóm 5 : Các bệnh nhiễm khuẩn nghề nghiệp
1. Bệnh leptospira nghề nghiệp.
2. Bệnh viêm gan virus B nghề nghiệp.
3. Bệnh lao nghề nghiệp.
4. Bệnh nhiễm HIV do tai nạn rủi ro nghề nghiệp
5. Bệnh viêm gan virus C nghề nghiệp.
Bệnh nghề nghiệp luôn được nghiên cứu bổ sung cho phù hợp với tình hình phát triển kinh tế xã hội của đất nước .
3.Chẩn đoán bệnh nghề nghiệp
Chẩn đoán bệnh nghề nghiệp phải dựa vào nhiều yếu tố như
- Môi trường làm việc
- Thời gian tiếp xc
- Cc triệu chứng lm sng
- Cc xt nghiệm chuyn biệt
- Do phịng khm bệnh nghề nghiệp thực hiện .
Thực hiện theo thông tư số 28/2016/TT-BYT ngày 30 tháng 6 của Bộ Y Tế hướng dẫn chẩn đoán bệnh nghề nghiệp
4. Phòng bệnh nghề nghiệp :
Bệnh nghề nghiệp có thể phòng tránh được bằng các biện pháp :
- Biện pháp kỹ thuật .
- Biện pháp tổ chức .
- Biện pháp y tế .
- Biện php c nhn .
- Biện pháp quản lý.
3.1 biện php kỹ thuật :
Thay đổi các trang thiết bị và nguyên vật liệu an tòan hơn , it ô nhiễm hơn là biện pháp căn cơ nhưng không phải lúc nào cũng thực hiện được vì còn phụ thuộc vào tình hình sản xuất , kinh tế .
Thực hiện các cải tiến kỹ thuật làm giảm tác hại trong qui trình sản xuất ví dụ cách ly nguồn ồn , làm thông thóang , hút các chất độc hại …..
Trang thiết bị phù hợp với công việc và tầm vóc người lao động .
3.2 biện php tổ chức:
Sắp xếp nhà xưởng gọn gàng , trật tự , ngăn nắp thuận tiện đi lại, vận chuyển
Thời gian làm việc và nghỉ ngơi hợp lý.
Tạo môi trường làm việc thỏai mái về vật chất lẩn tinh thần .
3.3 biện php y tế:
Tổ chức thực hiện đúng các qui định của nhà nước về công tác an tòan vệ sinh lao động ,Bộ luật lao động , luật an toàn vệ sinh lao động …
Tập huấn cho người lao động các kiến thức về môi trường lao động, và bệnh nghề nghiệp
Thực hiện đo đạc quan trắc môi trường .
Khám sức khỏe định kỳ, khám bệnh nghề nghiệp chăm sóc sức khỏe người lao động .
Tổ chức hệ thống an tòan vệ sinh viên và sơ cấp cứu tốt .
Điều dưỡng, điều trị phục hồi cho người lao động khi mắc bệnh và giám định theo luật .
3.4 biện php cá nhn :
Chấp hành đúng các nội qui cơ quan , pháp luật nhà nước .
Sử dụng các trang bị bảo vệ cá nhân đầy đủ và đúng kỹ thuật.
Vệ sinh, ngăn nắp nơi làm việc và thực hiện tốt các biện pháp nậng cao sức khỏe nơi làm việc như thể dục thể thao, không hút thuốc ; tham gia các phong trào nâng cao cải tiến kỹ thuật tại nơi làm việc góp phần bảo vệ sức khỏe cá nhân và mọi người tại nơi làm việc .
3.5 Biện pháp quản lý:
Có đầy đủ các quy định về quản lý nhà nước kịp thời phù hợp
Thanh kiểm tra việc thi hành các qui định của nhà nước, của các ngành chuyên môn .
Tuyên truyền và tập huấn về bệnh nghề nghiệp cho mọi người .
Bệnh nghề nghiệp là bệnh có thể phòng tránh được .
TS . BS HUỲNH TẤN TIẾN .









